Tết Trung Thu của Trung Quốc: Nguồn gốc và sự phát triển?

Tết Trung Thu của Trung Quốc

Tết Trung Thu của Trung Quốc là ngày lễ lớn thứ hai trong năm, sau Tết Âm Lịch. Được tổ chức vào rằm tháng 8 âm lịch hằng năm, là dịp những gia đình sum vầy bên nhau quanh mâm cỗ, cùng ngắm trăng và ăn bánh trung thu. Vậy lễ hội Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa như thế nào mà lại đặc biệt như vậy. Hãy cùng Hocbongcis.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Nguồn gốc của tên gọi Tết Trung Thu của Trung Quốc

Theo lịch của Trung Quốc, tháng 8 âm lịch là giữa mùa thu. Là tháng thứ 2 của mùa thu, nên được gọi là “Trọng Thu”. Còn ngày rằm tháng 8 âm lịch là ngày giữa của “Trọng Thu” nên được gọi là “Trung Thu”. Đêm Trung Thu trăng sáng hơn bình thường, nên được gọi là “Nguyệt Tịch”.

Vì Tết Trung Thu của Trung Quốc rơi vào mùa thu tháng 8, nên còn được gọi là “Tết Thu”, “Tết Tháng 8”. Ngoài ra, vì tế trăng, cúng trăng nên còn được gọi là “Tết Trăng”, “Tết Trăng Sáng”. Trung dịp lễ Trung Thu, mọi người thường tụ tập để ngắm trăng, cúng tế và ăn mừng mùa màng bội thu.

Những ghi chép về “Tết Đoàn Viên” lần đầu tiên được tìm thấy trong các tác phẩm văn học thời nhà Minh. Trong “Tây hồ du lãm chí dư” có nói: “Ngày 15 tháng 8 âm lịch là Tết Trung Thu. Người ta gửi bánh trung thu cho nhau để tượng trưng cho sự đoàn tụ”. Trong “Đế kinh cảnh vật lược” cũng nói: “Khi cúng Trăng ngày 15 tháng 8, bánh phải tròn, bổ dưa phải so le có hình cánh sen,…”

Sự phát triển lịch sử của ngày Tết Trung Thu của Trung Quốc

Nguồn gốc của ngày Trung Thu

Tết Trung Thu là tập hợp các phong tục khác nhau như cúng mặt trăng, hội mùa thu, ngắm trăng và kể về truyền thuyết của cung trăng,…Nó bắt nguồn từ thời trước nhà Tần, và cuối cùng được hoàn thiện vào thời nhà Đường.

Tịch Nguyệt là ngày thu phân vào thời cổ đại khi các hoàng đế thờ mặt trăng. Thời xưa cũng có ghi chép lại: “Hoàng đế luôn hướng mặt trời vào ngày xuân phân và hướng mặt trăng vào ngày thu phân”.

Vì đêm thu phân có thể không nhất thiết phải có trăng. Và nếu có thì mặt trăng cũng có thể không tròn. Điều đó sẽ làm hỏng cảnh quan nên người ta dần dần đặt lễ hội Trung Thu vào ngày trăng tròn nhất giữa mùa thu.

Tết Trung Thu tháng 8 cũng là mùa thu hoạch. Người xưa tổ chức lễ cúng thổ thần gọi là “Báo cáo mùa thu”, “Hội mùa thu”. Người xưa cũng ghi chép lại: “Giữa xuân cầu thóc, giữa thu thu hoạch thóc.”

Tết Trung Thu của Trung Quốc
Tết Trung Thu của Trung Quốc

Sự phát triển của ngày Tết Trung Thu của Trung Quốc

Tết Trung Thu được phổ biến vào thời nhà Hán. Nhà Hán thời kỳ giao lưu, hội nhập kinh tế, văn hóa giữa miền Bắc và Nam Trung Quốc. Sự giao lưu văn hóa giữa các nơi đã dẫn đến sự hội nhập và lan rộng của các lễ hội và phong tục.

Theo ghi chép, thời nhà Hán có tục lệ kính trọng, nâng đỡ người già và tặng họ bánh Trung Thu vào dịp Trung Thu hay đầu thu. Vào thời nhà Tấn, cũng có ghi chép về việc thưởng trăng trong dịp Tết Trung Thi, nhưng nó ít phổ biến hơn. Trước nhà Tấn, Tết Trung Thu không quá phổ biến ở miền Bắc Trung Quốc.

Phát triển đến ngày nay của ngày Trung Thu

Vào thời nhà Minh và Thanh, sự quan tâm của thế tục đến các lễ hội ngày càng trở nên mạnh mẽ. Trong hoạt động thưởng trăng của thời nhà Minh và Thanh, “bánh phải tròn”, mỗi gia đình phải bày “thế trăng” và “cúng tế trăng” theo hướng mặt trời mọc.

Ngày nay, ăn bánh Trung Thu đã trở thành một phong tục không thể thiếu trong dịp tết Trung Thu ở cả miền Bắc và Nam. Bánh Trung Thu tượng trưng cho sự đoàn viên, được người dân coi là món ăn ngày hội. Dùng để cúng trăng và tặng người thân, bạn bè.

Những phong tục dân gian trong Tết Trung Thu của Trung Quốc

Trong dịp Tết Trung Thu, trời ít mây mù, ánh trăng sáng trong. Người dân có hàng loạt các hoạt động lễ hội như ngắm trăng, cúng trăng, ăn bánh Trung Thu, ăn khoai lang, rước đèn lồng, múa lân, trồng cây, xây chùa,…

Ngắm trăng trong ngày Tết Trung Thu của Trung Quốc

Tục ngắm trăng trong dịp Tết Trung Thu chính thức hình thành từ thời nhà Đường. Theo “Khai Nguyên Thiên Bảo di sự”, vào đêm ngày 15 tháng 8 âm lịch. Hoàng đế Huyền Tông nhà Đường đã chuẩn bị tiệc rượu và ngắm trăng trò chuyện với các học giả. Từ đó trở đi, cứ đến ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Mọi người sẽ đều được ngắm trăng như vậy.

Để cùng Dương Phi ngắm trăng, ông còn ra lệnh xây một cái bục cao trăm thước ở bờ Tây hồ Thái Dịch. Tuy do cuộc nổi dậy của An Sử nên nó chưa được hoàn thành.

Ngày nay, vào dịp lễ Trung Thu, người dân dù là đang sum họp gia đình. Hay đang hòa vào dòng người trẩy hội ngoài kia thì vẫn không quên ngước lên trời. Để ngắm ánh trăng tròn hiền hòa để cầu mong một điều bình an và may mắn.

Tết Trung Thu của Trung Quốc
Gia đình đoàn tụ, cùng nhau ngắm trăng

Cúng Trăng 

Tế mặt trăng là một phong tục rất cổ xưa ở Trung Quốc. Thực chất là một hoạt động thờ cúng “Thần Mặt Trăng” của người xưa. Xưa có tục lệ “Thu mộ tịch nguyệt”, thờ Thần Mặt Trăng vào ngày trăng tròn và sáng nhất.

Từ xa xưa, người dân một số vùng Quảng Đông đã có tục thờ Thần Mặt Trăng vào đêm Trung Thu. Để cúng trăng, cần bày một bàn hương lớn. Và đặt bánh trung thu, dưa hấu, táo, táo đỏ, lê, nho,… và các đồ tế lễ khác. Dưới ánh trăng, bài vị Thần Mặt Trăng được đặt về phía mặt trăng. Với những ngọn nến đỏ đang cháy rực, cả gia đình lần lượt bái lạy mặt trăng và cầu phúc.

Cúng trăng, tạ ơn trăng và tưởng nhơ trăng thể hiện những lời mong cầu tốt đẹp nhất của con người. Cúng trăng cũng là một trong những nghi lễ quan trọng của Tết Trung Thu và được duy trì từ xa xưa.

Đuổi theo trăng

Gọi là “đuổi theo trăng” có nghĩa là sau ngày 15 tháng 8 âm lịch mà sự náo nhiệt vẫn chưa dứt. Vẫn dư âm đến ngày hôm sau, nhiều người vẫn rủ người thân, bạn bè tiếp tục ngắm trăng. Từ đó gọi là tục “đuổi theo trăng”

Người xưa cũng có ghi chép: “Đêm 16 tháng 8 âm lịch, những người ở Quảng Đông vẫn tụ tập họ hàng, bạn bè để ăn uống và ngắm trăng.”

Giải câu đố

Vào đêm Trung Thu, rất nhiều đèn lông được treo ở ngoài đường. Mọi người sẽ tụ tập cùng nhau để đoán những câu đố trên đèn lồng. Vì đây là hoạt động yêu thích của hầu hết các nam nữ trẻ tuổi. Thời xưa, trò chơi này đã để lại vô số những giai thoại tình yêu. Vì vậy, phong tục giải câu đó trong Tết Trung Thu của Trung Quốc cũng là một cách tinh tế để bạn thổ lộ tình cảm với người mình yêu. Bên cạnh đó, giải câu đó cũng giúp các bạn nhỏ có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Tết Trung Thu của Trung Quốc
Giải câu đố trong đêm Trung Thu

Ăn bánh Trung Thu

Bánh Trung Thu hay còn gọi là bánh Đoàn Viên, bánh Thu Hoạch, bánh Cung Đình,… Là loại bánh được cúng Thần Mặt Trăng trong dịp Tết Trung Thu thời xưa.

Ban đầu bánh được cúng Thần Mặt Trăng, sau này người ta dần dần coi việc chiêm ngưỡng mặt trăng. Và thưởng thức bánh Trung Thu trong dip Tết Trung Thu là biểu tượng của sự gia đình đoàn tụ. Bánh Trunh Thu tượng trưng cho sự đoàn viên. Được người dân coi là món ăn ngày hội. Và dùng để cúng trăng và tặng người thân, bạn bè.

Ngày nay, ăn bánh Trung Thu đã trở thành một phong tục không thể thiếu trong dịp Trung Thu ở khắp mọi miền Bắc Nam Trung Quốc.

Ăn bánh Trung Thu và ngắm Trăng

Thả đèn trong ngày Tết Trung Thu của Trung Quốc

Vào ngày Tết Trung Thu của Trung Quốc, người ta sẽ tụ họp ở quảng trường, bãi đất trống,…. Cùng nhau thả những chiếc đèn lồng lên trời. Để cầu mong những điều may mắn, hạnh phúc đến với mình và những người xung quanh. Thả đèn là một hoạt động vô cùng ý nghĩa với trẻ nhỏ. Khi bắt đầu thả đèn, mọi người đều thành tâm cầu nguyện. Mong ước những điều ước của mình sẽ bay cao và trở thành hiện thực.

Thả đèn lồng cầu may mắn

Trên đây là những thông tin về ngày Tết Trung Thu của Trung Quốc. Hocbongcis.vn hy vọng đã giúp các bạn hiểu thêm phần nào đó về nguồn gốc, sự hình thành phát triển và hoạt động thú vị của người dân Trung Quốc trong ngày này. Chúc bạn có một mùa học bổng thành công!

Kết nối cùng Hicampus để được tư vấn về các chương trình và chỉ tiêu học bổng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.