Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Vậy, đặt so sánh cạnh phương Tây, văn hóa Trung Quốc có gì khác biệt? Phân tích nền văn hóa Trung Hoa đặt cạnh các nền văn hóa khác là một trong những nhiệm vụ của sinh viên khi du học ngành Giáo dục Hán ngữ quốc tế. Các bạn du học sinh đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.
1. Sự khác nhau giữa văn hóa Trung Quốc và phương Tây
1.1. Về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên
“Trời người hài hòa” và “Chinh phục tự nhiên” là một trong những nét khác biệt cơ bản khi so sánh văn hóa Trung Quốc và phương Tây.
Trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, văn hóa Trung Quốc coi trọng sự thống nhất hài hòa giữa con người và tự nhiên. Nói cách khác, là thiên nhân hợp nhất.
Trong khi đó, văn hóa phương Tây lại nhấn mạnh sự chinh phục và cải tạo của con người đối với tự nhiên để phục vụ cho sự sinh tồn và phát triển của con người.
Kitayukichi người Nhật Bản đã từng viết: “Văn hóa phương Tây – Chinh phục tự nhiên – không thể dung hợp với cái tôi vào trong tự nhiên để cùng tự nhiên vui chơi. ” (Trích Dung hợp văn hóa Đông Tây)
Lý Đại Chiêu trong Điểm khác biệt căn bản giữa văn minh phương Đông và văn minh phương Tây viết: “Văn minh Đông Tây có sự khác biệt, điểm khác biệt căn bản là văn minh phương Đông chủ tĩnh, văn minh phương tây chủ động.”.
1.1.1 Trung Quốc coi trọng sự hài hòa với thiên nhiên
Đặc trưng văn hóa thiên nhân hợp nhất ảnh hưởng đến các phương diện của văn hóa Trung Quốc. Nông dân có thói quen tế trời đất. Một mặt chúc mừng mùa màng bội thu, cảm ơn trời đất. Một mặt cầu xin trời đất ban phúc để năm sau mùa màng lại bội thu.
Trong xã hội nông nghiệp của Trung Quốc, quan hệ giữa con người và tự nhiên vô cùng mật thiết. Người Trung Quốc tổ chức đám cưới, cô dâu chú rể cúi đầu lạy “trời đất” trước tiên. Trong các hoạt động tế lễ khác cùng thường xuất hiện tế trời.
1.1.2 Phương Tây đam mê chinh phục thiên nhiên
Văn hóa phương Tây đặt con người vào trạng thái đối lập, nhấn mạnh con người phải chinh phục tự nhiên. Khoa học cổ đại phương Tây tìm tòi nghiên cứu tự nhiên.
Vì thế thời cổ đại Hy Lạp phương Tây đã sản sinh ra những nhà toán học vĩ đại như Pythagoras, Euclidean; nhà lí số và kiến trúc nổi tiếng như Archimedes. Cho dù là thời kì đen tối nhất – thời kì trung cổ, châu Âu bị tôn giáo và thần quyền thống trị thì khống chế được các nhà khoa học như Galilei, Bruno tìm kiếm bí mật của đại tự nhiên. Trải qua thời kì văn nghệ Phục hưng, trong nội dung nghiên cứu khoa học, châu Âu thế kỉ 16 bắt đầu chuyển từ thành quả cảm tính và kinh nghiệm chuyển sang nghiên cứu tìm hiểu đạo lí và quy luật.
Họ lợi dụng tài liệu và thành quả khoa học tự nhiên cổ đại, làm khoa học tự nhiên xa rời tôn giáo thần học, phát triển nhanh chóng. Một số ví dụ điển hình có thể kể đến như:
- Columbus phát hiện ra đại lục mới
- Magellan thành công trong việc chứng minh trái đất quay, chứng minh trái đất hình cầu.
- Học thuyết vạn vật hấp dẫn và lí thuyết quang học của Newton, James Watt phát hiện ra máy hơi nước
Đặc biệt, tinh thần mạo hiểm và khát vọng chinh phục tự nhiên của người phương Tây vô cùng mãnh liệt. Ví dụ, từ sử thi Odyssey (Home) đến tiểu thuyết hiện đại Ông già và biển cả (Hemmingwway)
1.2. Về chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể
Trong vấn đề quan hệ gia đình, văn hóa Trung Quốc nhấn mạnh “Gia tộc bản vị”. Nói cách khác, người Trung làm nổi bật lợi ích chỉnh thể của gia tộc và quốc gia
Trong khi đó, văn hóa phương Tây lại theo đuổi “cá nhân bản vị”, lấy cái tôi làm trung tâm, chú trọng nhân cách và danh dự cá nhân.
Trong vấn đề quan hệ dân tộc, văn hóa Trung Quốc theo đuổi nguyên tắc “thân thiện hữu hảo với nước láng giềng”, “hòa hợp với các nước”.
Ngược lại, văn hóa phương Tây lại theo đuổi nguyên tắc “Chinh phục thiên hạ”.
1.3. Về các quan niệm trong đời sống thường ngày
Văn hóa Trung Quốc coi trọng những giá trị mang tính truyền thống. Văn hóa có sự phân thứ bậc khá rõ ràng. Trong khi đó, người phương Tây có phần cởi mở hơn. Các mối quan hệ có phần bình đẳng hơn.
Ví dụ về phương diện ăn mặc, người Trung Quốc ưu tiên những trang phục kín đáo. Những trang phục thiếu vải được sử dụng tại những buổi tiệc trang trọng được xem là xúc phạm đến thuần phong mỹ tục.
Về mối quan hệ giữa cha mẹ – con cái, người Trung Quốc cực kỳ tôn sùng thứ bậc và việc phụng sự đấng sinh thành. Điều này thể hiện rất rõ trong Đạo hiếu của Khổng tử. Cũng do ảnh hưởng của chủ nghĩa tập thể, mà sự gắn kết giữa con cái và cha mẹ, ông bà kéo dài.
Trong khi đó, phương Tây lại ưu tiên sự tự do. Cha mẹ sẽ hết trách nhiệm nuôi nấng và chu cấp khi con cái đến tuổi trưởng thành.
2. Những tranh cãi khi so sánh văn hóa Trung Quốc và phương Tây
2.1 Trung Quốc coi trọng quá trình?
Ngắm một cành hoa, leo lên một ngọn thác nơi rừng sâu núi thẳm. Nghe một làn gió, lặng nhìn giọt sương đọng trên cành trúc. Ngồi câu cá trên mặt hồ lạnh băng,… Văn hóa Trung Hoa truyền thống coi trọng việc tìm kiếm hạnh phúc và hạnh phúc bên trong thông qua quá trình.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng tại những thành phố lớn, văn hóa này rất khác biệt và mang chủ nghĩa vật chất.
Trong những năm trở lại đây, người Trung rất tôn sùng tiền bạc và quyền lực. Chắc hẳn, bạn đã từng nhìn thấy những video triệu views ‘bóc giá’ những bộ đồ, siêu xe đắt tiền của những tài phiệt xứ Trung. Quả đúng vậy! Mục tiêu lý tưởng mà mỗi người dân Trung Quốc hướng đến là làm sao để có nhiều tiền hơn.
Lí do đồng tiền quan trọng trong văn hóa Trung Hoa bởi vì nó mang đến sự đảm bảo cho gia đình. Người dân khó thể phụ thuộc vào mạng lưới an sinh xã hội ở đây. Đặc biệt, thế hệ lớn tuổi còn cực kỳ ám ảnh về thời kỳ khó khăn. Đây là lý do tại sao trong văn hóa Trung Quốc, việc sở hữu nhà và xe riêng lại cực kỳ quan trọng để thể hiện cho người khác thấy bạn có tài sản.
Sự cạnh tranh ở Trung cực kỳ khắc nghiệt. Bạn còn nhớ những hình ảnh về kỳ thi cao khảo ở Trung Quốc không? Sự cạnh tranh khốc liệt và tầm quan trọng của điểm số khiến kỳ thi bị chỉ trích không ít lần.
2.2 Phương Tây coi trọng kết quả?
Tương tự, ở phương Tây cũng đa dạng nhiều nền văn hóa khác nhau. Ví dụ, ở Mỹ có văn hóa Winner – Loser (người thắng – kẻ thua). Tuy nhiên, một số nước châu Âu như Thụy Điển lại có lối sống ‘Lagom‘. Tức là sống vừa phải, không quá nhiều mà cũng chẳng quá ít.
3. Tổng kết
Trung Quốc và phương Tây đều có có sự phức tạp về văn hóa và lịch sử. Bản chất của Trung Quốc hay phương Tây đều đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Do đó, người phân tích cần tập trung vào một giai đoạn hay một khu vực cụ thể. Cũng như nhìn nhận vấn đề ở nhiều mặt. Không thể phân tích hết sự khác và giống nhau khi so sánh giữa văn hóa Trung Quốc và phương Tây. Tuy nhiên, Hicampus hi vọng đã giúp bạn có một cái nhìn về vấn đề này.
Để theo dõi các thông tin về học bổng CIS và tài liêu· tài liệu cho ngành Giáo dục Hán ngữ quốc tế, liên hệ với Hicampus nhé.
Tài liệu tham khảo:
(Trích trong: Giá trị hiện đại của văn hóa truyền thống. Nxb Hội nhà văn (khoảng 6-2018 xuất bản), Đỗ Văn Hiểu dịch)
* Marx Engels toàn tập, quyển thứ 20, bản tiếng Trung, xuất bản lần 1, Nhà xuất bản Nhân dân, Bắc Kinh, 1971, tr519,520,564,568,610