Tương tự như Việt Nam, tết cổ truyền Trung Quốc cũng được tổ chức vào mùa xuân. Đây là thời điểm chào đón năm mới với hy vọng nhiều điều tốt lành sẽ đến. Vậy, người dân Trung Quốc đón tết như thế nào? Có cần phải kiêng kỵ những gì không? Hôm nay, hãy cùng Hicampus tìm hiểu rõ hơn về tết cổ truyền ở đất nước tỷ dân này nhé!
Khoảng thời gian diễn ra tết cổ truyền Trung Quốc
Tết Nguyên Đán hay còn gọi bằng cái tên tết âm lịch, là dịp lễ quan trọng nhất tại Trung Quốc. Tết cổ truyền sẽ kéo dài từ mùng 8 tháng 12 âm lịch đến mùng 15 tháng Giêng âm lịch. Tết cổ truyền Trung Quốc sẽ được tính từ ngày đầu tiên của tháng giêng âm lịch. Đó là ngày Chính hay còn gọi là Chánh Nguyệt – 正月). Tết cổ truyền sẽ kết thúc vào ngày lễ hội đèn lồng, cũng chính là rằm tháng Giêng hay tết Nguyên Tiêu. Tại Trung Quốc, đêm giao thừa còn được gọi là đêm Trừ Tịch, là ngày các gia đình cùng nhau sum họp, quây quần.
Một số hoạt động nổi bật tại tết cổ truyền Trung Quốc
Trước khi tết đến, người dân Trung Quốc sẽ tiến hành dọn dẹp nhà cửa và lau chùi sạch sẽ bụi bặm. Họ hy vọng mọi điều không may mắn của năm cũ sẽ bị loại bỏ hoàn toàn. Đồng thời, chuẩn bị chào đón một năm mới với thật nhiều điều tốt lành.
Tiếp theo, họ sẽ có thêm vài hoạt động đặc biệt để trang trí nhà cửa. Nhất là treo các câu đối đỏ và đèn lồng trước cửa nhà. Một số gia đình còn dán chữ “Phúc” ngược ngay trước cửa sổ hoặc trên tường. Họ quan niệm những câu đối đỏ mang ý nghĩa chúc tụng, mang đến niềm vui và may mắn cho gia đình. Đồng thời, việc treo đèn lồng sẽ góp phần tăng thêm sắc màu cho ngày tết. Ngoài ra, đèn lồng còn có ý nghĩa thắp sáng những điều may mắn cho gia chủ.
Nói đến tết cổ truyền Trung Quốc thì không để bỏ qua những màn bắn pháo hoa. Bởi lẽ, người Trung Quốc cũng cho rằng tiếng pháo hoa có thể xua đuổi tà khí và ma quỷ. Vậy nên, vào lúc 12h của đêm giao thừa, người dân sẽ đốt những tràng pháo hoa vô cùng rực rỡ và đẹp mắt. Đồng thời họ cùng nhau cầu nguyện cho một năm mới phồn vinh và thịnh vượng.
Vào dịp tết cổ truyền, người dân sẽ kiêng kỵ những gì?
- Ngày mùng 1 tết, người dân sẽ không quét nhà hay vứt rác. Họ nghĩ rằng mới ngày đầu năm đã quét nhà sẽ không tốt. Quét nhà sẽ như quét đi sự may mắn còn vứt rác sẽ là vứt đi của cải trong năm mới.
- Trong tiếng Trung, tóc là “fā”, đồng âm với “fācái”, nghĩa là phát tài. Vậy nên, nếu gội đầu sẽ khiến may mắn cũng trôi đi theo. Ngoài ra, vì mùng 1 và mùng 2 là kỷ niệm ngày sinh của Thần Nước nên mọi người cũng không được giặt quần áo vào 2 ngày này.
- Bên cạnh đó, mọi người không được nói tục, chửi bậy, vay hay đòi tiền vào những ngày đầu năm mới. Bởi lẽ, những điều này sẽ là bản thân bị tổn phước, cả năm xui xẻo.
- Mặt khác, mọi người cũng sẽ không ăn cháo vào buổi sáng đầu năm. Người dân Trung Quốc quan niệm, chỉ có người nghèo mới ăn cháo. Hơn nữa, những gia đình theo đạo Phật cũng sẽ không sát sinh và ăn thịt trong ngày đầu năm. Tất nhiên cũng sẽ có những gia đình ngoại lệ do khác biệt về tôn giáo.
Có thể nói, tết cổ truyền Trung Quốc cũng có điểm giống và khác so với tết Việt Nam. Nhưng dù ra sao, đây vẫn là thời gian quan trọng nhất trong năm để gia đình sum họp, quây quần. Nếu các bạn đang có bất cứ thắc mắc nào về du học Trung Quốc, hãy nhanh tay truy cập tại đây để được Hicampus.vn hỗ trợ và tư vấn thật cụ thể hơn nhé!