Ô giấy dầu – Thủ công mỹ nghệ truyền thống của Trung Quốc

Nghe Thuat O Giay Dau Hocbongcis.vn  1024x1013

Ô giấy dầu là một trong những sản phẩm truyền thống cổ xưa của người Hán. Chúng cũng đã lan rộng đến nhiều nơi ở châu Á, như Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản và các nơi khác. Đồng thời cũng phát triển theo các đặc điểm địa phương ở các nơi. Chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, ô giấy dầu cũng được sử dụng trong các đám cưới cổ xưa ở Nhật Bản và Ryukyu. Cùng Hocbongcis.vn tìm hiểu về sản phẩm thủ công truyền thống này của Trung Quốc nhé!

Ô giấy dầu Trung Quốc là gì?

Ô giấy dầu là một loại ô (dù) có nguồn gốc ở Trung Quốc. Kiểu ô này được làm bằng giấy dầu, đi qua các quốc gia khác nhau tiếp tục phát triển thành những ô giấy dầu với các loại đặc tính khác nhau.

Hầu hết ô được sử dụng ngày nay là ô dù vải bình thường. Trong khi ô giấy dầu chủ yếu được bán như tác phẩm nghệ thuật và quà lưu niệm du lịch.

O Giay Dau Hocbongcis.vn  300x297
ô giấy dầu – Hocbongcis.vn

Trong số đó, công nghệ sản xuất ô giấy dầu cổ điển Giang Nam cũng là một đại diện của ô giấy dầu. Nhà máy sản xuất ô giấy dầu Fenshui là nhà sản xuất ô giấy duy nhất còn lại ở Trung Quốc. Vẫn còn duy trì nghề thủ công truyền thống là in dầu và in thạch bản. Kỹ năng sản xuất truyền thống của Ô giấy dầu Fenshui được các chuyên gia ca ngợi là “hóa thạch sống của ô dân gian Trung Quốc”. Đây cũng là “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” duy nhất trong ngành sản xuất ô giấy dầu.

Nguồn gốc của ô giấy dầu Trung Quốc?

Ô giấy dầu là một trong những vật dụng truyền thống của người Hán. Đã được sử dụng hơn 1.000 năm nay. Khung ô được làm bằng những dải tre cắt thủ công. Tán ô được làm bằng giấy xơ có phủ dầu tung chống thấm tự nhiên.

Ô giấy dầu là loại ô có niên đại sớm nhất trên thế giới. Chúng hoàn toàn được làm thủ công và được làm từ vật liệu tự nhiên. Chúng là sự kết tinh trí tuệ của người Trung Quốc cổ đại.

Những chiếc ô khung thép nylon thông dụng đã được người Anh cải tiến vào thế kỷ 19 dựa trên nguyên lý đóng mở của ô giấy dầu của Trung Quốc. Họ sử dụng vật liệu hiện đại và sản xuất công nghiệp hóa. Tuy dễ mang theo và rẻ tiền nhưng lại không có vẻ đẹp trang nhã và tự nhiên của những chiếc ô giấy dầu truyền thống.

Xem thêm: Thành phố Hàng Châu Trung Quốc

Tương truyền về chiếc ô giấy dầu

Trung Quốc có lịch sử lâu đời về nghề làm ô. Chiếc ô đầu tiên được phát minh bởi vợ của Lỗ Ban là Vân Thị.

Vào cuối thời Xuân Thu, Lỗ Ban, một người thợ mộc nổi tiếng ở Trung Quốc cổ đại. Ông thường làm việc ngoài trời và bị mưa xối ướt. Vợ Lỗ Ban muốn làm một vật gì đó có thể che mưa. Nên cô đã chẻ tre thành từng dải mỏng và dùng da động vật phủ lên những dải mỏng đó. Trông giống như một “mái đình”, có thể đóng lại như một cây gậy và mở ra như một tấm che.

Đọc thêm  Tết "Tiểu Niên" của Trung Quốc có nguồn gốc và phong tục nào?

Đây là chiếc ô sớm nhất. Sau khi giấy ra đời, người ta bôi dầu tung lên giấy ô để làm cho ô giấy dầu không thấm nước. Văn nhân cũng viết thơ và vẽ tranh lên ô trước khi bôi dầu để bày tỏ cảm xúc.

Quá trình chế tác những chiếc ô giấy dầu Trung Quốc?

Quá trình chế tác ô giấy dầu và trình tự các bước ở mỗi vùng không hoàn toàn giống nhau. Nhưng thông thường có thể chia thành bốn bước chính:

1, Chọn tre/ trúc.

2, Làm khung: vót nan, xử lý kỹ thuật như ngâm nước, phơi nắng. Sau đó đục lỗ, kết khung, xỏ chỉ, nối với cán ô, đầu ô tạo thành khung ô.

3, Dán mặt ô: dán giấy đã cắt sẵn lên khung ô, cắt sửa mép, bôi dầu, phơi nắng.

4, Vẽ hoa: Vẽ hoa văn lên mặt ô.

Hoa văn trên ô giấy dầu Trung Quốc thông thường dùng đề tài phổ biến trong thư họa truyền thống như hoa, chim, sông núi…  Hoặc các tình tiết trong các tác phẩm văn học nổi tiếng như “Hồng lâu mộng”, “Tây sương ký”. Cũng có khi không vẽ tranh mà viết thư pháp lên mặt ô. Cán ô và khung ô đều giữ nguyên màu sắc vốn có, mang vẻ cổ xưa, mộc mạc.

Lam O Giay Dau Hocbongcis.vn  1024x699
Nghệ thuật làm ô giấy dầu – Hocbongcis.vn

Ý nghĩa văn hóa của ô giấy dầu?

Tuy chỉ là một vật dụng bình thường, nhưng ô giấy dầu lại mang những ý nghĩa văn hóa khác biệt như:

  • Hình dáng chiếc ô “đội trời chống đất”, hàm chứa khái niệm văn hóa “thiên nhân quy tụ hợp nhất” – tinh túy văn hoa Trung Hoa xưa.
  • Nan ô tụ vào một trụ, tượng trưng cho đoàn kết cùng sức mạnh.
  • Dùng dầu bôi lên trên mặt ô – hàm nghĩa trấn trạch tỵ tà, bình an như ý.
  • Mặt ô hình tròn – đoàn viên đoàn tụ.
  • Hứa Tiên và Bạch Xà trong “Bạch Xà truyện” quen nhau nhờ chiếc ô giấy dù màu đỏ. Từ đó dẫn đến một truyền thuyết tình yêu cảm động lòng người. Từ đó, chiếc ô giấy dầu cũng đã trở thành tín vật tình yêu thể hiện lòng son sắt thủy chung.

Với những ý nghĩa văn hóa trên, ô giấy dầu ngoài việc che mưa, che nắng. Thì nó cũng không thể thiếu trong các tập tục cưới hỏi, ma chay của một số dân tộc ở Trung Quốc. Trong hôn lễ truyền thống, khi cô dâu xuống kiệu. Bà mối sẽ dùng ô giấy dầu đỏ để cho cho cô dâu tránh tà khí trước khi bước vào nhà chồng. Ô màu tím tượng trưng cho sự trường thọ, thường dùng cho người già. Còn ô màu trắng thường được sử dụng trong các đám tang, ma chay.

Trên đây là bài viết giới thiệu về ô giấy dầu – nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của Trung Quốc. Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với các bạn. Hocbongcis.vn chúc bạn sớm đặt chân được đến đất nước Trung Hoa!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.