Tết Âm Lịch là một trong bốn ngày lễ lớn của người dân Trung Quốc. Với nền văn hóa lâu đời và những phong tục mang đậm nét truyền thống vẫn được lưu giữ đến tận ngày ngay. Hãy cùng Hocbongcis.vn tìm hiểu những hoạt động và món ăn truyền thống của người dân Trung Quốc trong ngày Tết nhé!
Lịch sử ngày Tết của Trung Quốc
Tương truyền, việc ăn Tết đầu năm đã có từ cách đây 4 ngàn năm trước, vào thời vua Thuấn. Lúc vua lên ngôi, ông đã dẫn mọi người đi cúng tế bái trời đất. Sau này nhân dân lấy ngày đó làm ngày đầu năm. Tháng có ngày đầu năm gọi là Nguyên Nguyệt 元月, ngày đầu tiên của tháng gọi là Nguyên Đán 元旦. Tuy nhiên sau này, tên Nguyên Đán sử dụng để chỉ ngày mùng 1 tháng 1 dương lịch chứ không để chỉ Tết Âm Lịch.
Thời gian tổ chức Tết Âm Lich mỗi thời đại lại có một ngày khác nhau. Tới thời Dân quốc, Trung Quốc sử dụng lịch dương, nhưng vẫn ăn Tết theo lịch âm. Năm 1913, chính phủ Bắc Kinh trình lên Viên Thế Khải (tổng thống lúc bấy giờ) một bản dự thảo về các ngày lễ truyền thống. Trong đó coi Nguyên Đán là “xuân tiết”. Đoan Ngọ là “hạ tiết”, Trung Thu là “thu tiết” và Đông Chí là “đông tiết”. Nhưng ông Viên chỉ phê chuẩn “xuân tiết” là ngày nghỉ. Từ đó, người dân Trung Quốc gọi Tết Âm Lịch là Xuân Tiết 春节.
Truyền thuyết về ngày Tết của Trung Quốc
Từ thời xa xưa có một con quái vật tên là “Niên”, thường ăn thịt các loài động vật. Mỗi ngày một loài khác nhau, hết năm lại lặp lại, trong đó có cả con người. Tối đến “Niên” sẽ vào làng để bắt người ăn thịt. Sáng sớm thì lẩn vào trốn trong rừng. Người dân cứ đến đúng ngày đó thì không ai dám ngủ. Cả nhà phải quây quần lại bên nhau để đề phòng quái vật. Vậy nên mới có tập tục thứ khuya đêm giao thừa.
Sau này có người phát hiện ra “Niên” rất sợ màu đỏ, sở tiếng động lớn nên cứ tới ngày đó, họ sẽ mặc quần áo đỏ, treo đèn đỏ, dán câu đối đỏ và đốt pháo. Sau này “Niên” không dám quấy phá nữa, con người thì vẫn giữ phong tục đó và gọi là “Quá Niên” 过年.
Những hoạt động truyền thống của người Trung Quốc trong ngày Tết
Phong tục đón Tết của người Trung Quốc khá giống với dân tộc Việt Nam, cũng có những dọn dẹp nhà cửa, tiễn ông Công ông Táo, đón giao thừa,…Có thể nói Trung Quốc là quốc gia có văn hóa đón năm mới giống với Việt Nam nhất.
Dọn dẹp nhà cửa
Người Trung Quốc thường có thói quen mua sắm quần áo, thực phẩm và đồ dùng gia đình trước ngáy Tết nửa tháng. Sau đó, vào ngày 23 tháng Chạp, họ mới bắt đầu cùng nhau dọn dẹp nhà cửa.
Theo tín ngưỡng xưa của người Trung Quốc, trong tháng cuối cùng của năm, ma quỷ và các vị thần phải lựa chọn trở về thiên đường hoặc ở lại trái đất. Người ta tin rằng để đảm bảo các hồn ma và các vị thần rời đi đúng lúc. Họ phải dọn dẹp kỹ nơi ở của họ, từ ngăn kéo đến từng ngóc ngách.
Trang trí nhà cửa
Sau khi dọn dẹp xong, họ sẽ bắt đầu trang trí cho ngôi nhà của mình bằng những câu đối đỏ. Quan niệm rằng, màu đỏ sẽ mang đến cho gia đình những điều may mắn và tốt đẹp trong năm mới.
Bên cạnh đó, bên ngoài đường phố cũng được dán câu đối đỏ, treo đèn lồng đỏ,… Tùy theo từng năm là con giáp gì mà người Trung Quốc sẽ trang trí theo con vật đó.
Tiễn ông Công ông Táo
Phong tục tiễn Táo quân về trường được diễn ra vào ngày Tết Tiểu Niên (小年), một tuần trước ngày Tết. Người miền Bắc Trung Quốc thường cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Còn người miền Nam Trung Quốc sẽ cúng vào ngày 24 tháng Chạp.
Cùng gia đình quây quần ăn cơm tất niên
Ngày Tết của Trung Quốc mọi người sẽ cùng nhau quây quần bên bữa cơm cuối năm. Tất cả các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau đoàn tụ và ăn tối với các món ăn truyền thống và chia sẻ những gì trong một năm qua.
Bữa tối giao thừa thường được người Trung Quốc gọi là “bữa cơm đoàn tụ”. Một gia đình gồm nhiều thế hệ sẽ ngồi quanh bàn tròn, thưởng thức đồ ăn và dành thời gian bên nhau.
Tặng bao lì xì đỏ
Trong ngày Tết của Trung Quốc, người lớn thường đựng tiền trong bao lì xì đỏ. Vì màu đỏ thường được tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc. Người được tặng sẽ là trẻ em hoặc người cao tuổi (đã nghỉ hưu) sau mỗi bữa cơm sum họp. Với ý nghĩa cầu chúc cho người nhân một năm mới an khang, thịnh vượng, bình an vô sự.
Người Trung Quốc ưa chuộng số tiến bằng đầu bằng số chẵn. Chẳng hạn như 8 (đọc gần với phát – giàu có), và 6 (gần giống từ thuận – suôn sẻ). Ngoại trừ số 4 vì nó gần với từ “tử” có nghĩa là chết.
Những món ăn truyền thống trong ngày Tết của Trung Quốc.
Bữa cơm tất tiên đoàn viên diễn ra vào đêm Giao thừa khi các thành viên quây quần tụ tập để chào đón năm mới. Nơi tổ chức thường là ở nhà hoặc gần nhà trưởng tộc. Bữa cơm đêm Giao thừa thường rất đa dạng, phong phú và theo truyền thống thường có gà và cá.
Sủi cảo – Thăng tiến và Giàu sang
Sủi cảo là món ăn đặc trưng của ngày Tết truyền thống ở Trung Quốc. Bình thường, họ sẽ ăn bánh bao. Nhưng vào các dịp lễ, đặc biệt là Tết truyền thống thì họ sẽ tự tay gói và ăn sủi cảo.
Sủi cảo được gói thành hình bán nguyệt, bên trong có nhiều loại nhân khác nhau như: thịt, tôm, rau củ, cá,…. Ngoài ra khi gói nhân, người ta sẽ tạo hình cho đầu chiếc sủi cả bằng những đường gấp khúc (giống nén bạc thời xưa). Với ý nghĩa cầu mong sự phát triển, giàu có.
Ngoài ra, tục gói sủi cảo ngày Tết của Trung Quốc cũng có một truyền thống đặc biệt. Khi gói, họ sẽ cho một sợi chỉ đỏ hoặc đồng xu vào một số chiếc bánh bất kỳ. Nếu người nào ăn trúng chiếc có sợi chỉ đỏ thì sẽ sống lâu trăm tuổi. Còn ăn trúng đồng xu thì sẽ may mắn và giàu có.
Cá – sung túc, đủ đầy
Cá là một trong những món ăn không thể thiếu trong bữa cơm đầu tiên của người Trung Quốc. Trong tiếng Trung, cá có phát âm là yú, gần giống nghĩa với từ “dư” trong dư dả. Vậy nên, món ăn này sẽ tượng trưng cho sự sung túc và đầy đủ trong năm mới.
Bánh gạo nếp – Thu nhập hoặc công việc thăng tiến cao hơn
Bánh gạo nếp 年糕, là một thực phẩm may mắn thường được ăn vào đêm giao thừa. Trong tiếng Trung, bánh gạo nếu có nghĩa là “càng ngày càng cao qua từng năm”.
Trong suy nghĩ của người Trung Quốc, điều này có nghĩa là bạn càng ở trên cao thì công việc kinh doanh bạn càng phát triển và thịnh vượng, cuộc sống cũng được cải thiện. Món ăn này có thành phần chính là gạo nếp, đường, hạt dẻ, chà là và lá sen.
Bánh trôi tàu – Đoàn tụ cùng gia đình
Bánh trôi tàu 汤圆, có hình dạng tròn, cách phát âm có liên quan đến sự đoàn tụ và ở bên nhau. Vậy nên đó cũng là lý do vì sao món ăn này được người Trung Quốc ưa chuộng trong các dịp năm mới.
Trên đây là những thông tin về nguồn gốc, những hoạt động thú vị trong ngày Tết của Trung Quốc. Hocbongcis.vn mong sẽ giúp các bạn phần nào hiểu thêm được về một ngày truyền trống quan trọng của đất nước tỷ dân này.
- Hotline: 0946606693 -0868968032
- Web: Hicampus.vn – Hocbongcis.vn
- Group tra cứu thông tin: https://www.facebook.com/groups/335142910725705
- Page: https://www.facebook.com/DuhocHiCampus